Bạn có biết thói quen nấu nướng hằng ngày của bạn hoàn toàn ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Dưới đây là những điều mà mẹ cần tránh khi nấu ăn cho trẻ.
1.Cắt bữa sáng khi con thừa cân
|
Để giảm béo cho con mẹ đã cho con nhịn bữa sáng. Điều này hoàn toàn sai lầm |
Để giảm béo cho con mẹ đã cho con nhịn bữa sáng. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nó không những không giúp bé giảm cân mà còn tăng cân nữa là đằng khác. Nguyên nhân vì bữa sáng quá đói sẽ làm bé ăn dồn, ăn nhiều hơn vào bữa trưa và tối, dễ gây tích tụ mỡ. Cùng một lượng thức ăn, nếu được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày thì ít gây tăng cân và tăng cholesterol trong máu hơn việc ăn ít bữa.
2.Hâm lại đồ ăn
|
Việc hâm đi hâm lại khiến thức ăn mất chất cũng khiến trẻ tuy ăn nhiều nhưng vẫn gầy ốm như thường. |
Do quá bận rộn, không có thời gian nấu cho con nhiều món để thay đổi, một số bà mẹ đã chọn cách nấu một nồi to, cho vào tủ lạnh, khi nào cần chỉ việc đem ra hâm nóng cho bé ăn. Việc làm đó khiến lượng vi chất trong thức ăn sẽ mất đi gần hết và có vị thay đổi. Người lớn ít nhận ra sự thay đổi này (miễn sao thức ăn không ôi thiu là được), nhưng với khẩu vị tinh tế của trẻ nhỏ thì trẻ có thể nhận ra và trở nên khó chịu, dẫn đến tình trạng kém ăn. Việc hâm đi hâm lại khiến thức ăn mất chất cũng khiến trẻ tuy ăn nhiều nhưng vẫn gầy ốm như thường.
3.Chọn công thức món thật bổ dưỡng nấu liên tục
|
Trẻ em cũng có cảm giác ngán nếu phải ăn một món nào đó quá nhiều. |
Đã cất công chọn ra được một công thức món ăn hoàn hảo chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết, mẹ rất tự tin và nấu đi nấu lại nhiều lần trong tuần cho con ăn, mà không hề biết rằng cũng như người lớn, trẻ em cũng có cảm giác ngán nếu phải ăn một món nào đó quá nhiều.
4.Hầm xương lấy nước nấu cháo
|
Phần nước hầm có một vị ngọt rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu. |
Đây là cách truyền thống các mẹ vẫn hay làm. Đơn giản vì mẹ nghĩ, chỉ có như vậy bữa ăn của trẻ mới đầy đủ dinh dưỡng. Có đầy đủ nào thịt (phần tinh túy nhất trong nước hầm), nào rau củ thế cơ mà! Song, chẳng hiểu sao bé không chịu ăn, biếng ăn hoặc ăn nhưng vẫn sút ký như thường. Nước hầm xương không phải là thức ăn đặc biệt bổ dưỡng như mọi người vẫn nghĩ. Mẹ tưởng phần tinh túy nhất của thịt đã hòa vào trong nước. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm, v.v.) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy, muốn nhận đủ chất dinh dưỡng, mẹ phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm, v.v.. Phần nước hầm có một vị ngọt rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.
Post a Comment